Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi chuẩn nhất

1. Ý nghĩa của việc theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở giai đoạn sơ sinh, trẻ cần được theo dõi hai chỉ chiều cao và cân nặng hàng tháng và trong giai đoạn lớn hơn, bố mẹ có thể theo dõi theo từng năm hoặc nửa năm/ lần. Điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được rõ nhất tình hình phát triển của con và dễ dàng phát hiện ra các bất thường ở trẻ trong quá trình phát triển và tăng trưởng như: vấn đề về suy dinh dưỡng hay thừa cân, còi xương,… nhằm hoàn thiện hơn cách chăm sóc bé cũng như có hướng xử lý kịp thời.

Và mẹ cũng lưu ý một thực tế là, chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam thường thấp hơn các nước trên thế giới. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân là do gen di truyền và thể trạng của bé, nhưng theo nhiều nghiên cứu thì những chỉ số phát triển này còn do thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng vẫn chưa đủ để đáp ứng cho con. Chính vì vậy, bố mẹ cần có các phương pháp thúc đẩy phù hợp, nhằm giúp bé có được sự phát triển tốt nhất. Nếu cân nặng không thể kiểm soát tốt, theo thời gian nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng phát triển của nhiều cơ quan của cơ thể, cụ thể như:

  • Nếu trẻ quá gầy tay trẻ sẽ không có lực, bộ não phát triển kém, mắt mờ,… đặc biệt đối với những trẻ nhỏ, chúng sẽ còn tác động rõ ràng hơn nữa. Do đó, mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng thật hợp lý, cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho con. Ngoài ra, thường xuyên cho con tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi ngoài trời cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kích thích hệ tiêu hóa làm bé nhanh đói và thèm ăn hơn đấy.
  • Đối với những trẻ thừa cân, béo phì , nếu không được can thiệp sớm, trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp,… và tự ti với bạn bè. Nếu con thừa cân, lúc này, mẹ nên chắt giảm những thực phẩm nhiều chất béo, ngọt và tinh bột, thay vào đó là những bữa ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… cung cấp lượng chất xơ dồi dào cho trẻ. Đặc biệt, việc khuyến khích con tập luyện thể thao mỗi ngày là điều cần làm để đảm bảo về sức khỏe và vóc dáng sau này.

2. Về bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi theo WHO

Bảng chiều cao – cân nặng ở trẻ  theo WHO dưới đây, có độ tuổi trên 5 đến dưới 10 tuổi sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều, trong việc theo dõi các chỉ số phát triển của con yêu trong khoảng thời gian này.

bang-chieu-cao-can-nang-chuan
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ dưới 10 tuổi.

Chú thích:

  • TB: Bé đạt chuẩn trung bình
  • -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi
  • +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)

Mách mẹ cách xác định trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi

Trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi (5 tuổi) được xác định suy dinh dưỡng bằng 3 chỉ số:

  • Chỉ số cân nặng theo tuổi < -2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 80% so với chuẩn cân nặng trung bình) là trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD: Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
  • Chỉ số cân nặng theo chiều cao < – 2SD: Trẻ đang bị suy dinh dưỡng cấp tính (suy dinh dưỡng thể gầy còm).

Đối với trẻ từ 5 – 10 tuổi

Cân nặng (kg) BMI = Chiều cao(m) x Chiều cao(m), trong đó:

  • Khi BMI < – 2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm.
  • Khi chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 90% chuẩn trung bình): Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi).

3. Về chỉ số chiều cao cơ bản của trẻ

Chiều dài trung bình của trẻ mới sinh là khoảng 50cm, đây là mức tiêu chuẩn mà hầu hết các bé đều sẽ đạt được. Vì thế, mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu con mình đã từng thấp hoặc cao hơn so với tiêu chuẩn nhé, vì lúc này nó sẽ không quá ảnh hưởng bởi giai đoạn sau sinh, con mới bắt đầu phát triển chiều cao tối đa.

Chiều dài trung bình của trẻ mới sinh là khoảng 50cm và đây là mức tiêu chuẩn mà hầu hết các trẻ đều đạt được. Ảnh Internet

Có 3 giai đoạn chính giúp trẻ phát triển cân nặng một cách tối ưu ba mẹ cần nhớ đó là:

  • Giai đoạn từ 1 – 3 tháng cho đến hết 2 tuổi, lúc này trẻ có thể cao lên rất nhanh mà ba mẹ rất dễ dàng nhận thấy. Trong đó, năm đầu tiên con có thể tăng được 1,5 – 2,5cm/ tháng và con số này sẽ chậm lại trong những năm tiếp theo.
  • Giai đoạn 2 từ 4 – 6 tuổi, lúc này con sẽ cao lên đượ từ 5 – 6cm mỗi năm.
  • Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ ở giai đoạn này sẽ phát triển với tốc độ nhanh và có thể đạt ở mức cực đại.

Như vậy, bố mẹ cần nẵm rõ các mốc phát triển chiều cao của con để có những phương pháp cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhằm giúp con đạt được chiều cao chuẩn nhất nhé.

4. Về chỉ số cân nặng của trẻ

Trung bình cân nặng của bé mới sinh sẽ rơi vào khoảng từ 2,5 – 3,8kg. Dựa theo con số này, hầu hết những bé dưới 2,5kg đều là sinh non hoặc con đang gặp các vấn đề về phát triển và ngược lại, nếu bé mới sinh quá to. trên 3,8kg trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý ngay khi mới sinh hoặc trong tương lai như béo phì, hạ đường huyết, suy hô hấp, vàng da,…

Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, mỗi tuần con sẽ tăng trung bình 600g/tháng hoặc 125g/tuần. Khi bước qua tháng thứ 6, con sẽ tăng được khoảng 500g/tháng.

Giai đoạn 1 tuổi trở đi, đa phần tốc độ tăng trưởng của con sẽ chậm lại, trung bình từ 2,5 – 3kg/ năm vì trẻ bắt đầu biếng ăn và kén chọn. Từ 2 tuổi đến khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì, con sẽ tăng được khoảng 2kg/ năm.

can-nang-chuan-cho-tre
Việc theo dõi chiều cao, cân nặng cho trẻ trong những năm tháng đầu đời là điều hết sức quan trọng

Như vậy, dựa vào cân nặng trung bình tăng ở độ tuổi cụ thể như trên, mẹ có thể thấy ở khoảng 5 tuổi trở lên việc tăng cân của con sẽ đều đặn. Dựa vào đó, nếu bé nhà mẹ tăng cân không đều, quá ít hoặc quá nhiều, cách biệt xa so với cân nặng chuẩn, thì đây là mức báo động, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng sinh hoạt cho con, để giúp trẻ lấy lại cân nặng trung bình khỏe mạnh.

Trong trường hợp cân nặng của trẻ cách biệt xa cân nặng chuẩn ở độ tuổi của con, mà việc mẹ cải thiện đúng cách không có kết quả hoặc kết quả chậm, mẹ cần mang trẻ đi thăm khám để được bác sỹ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng giúp đỡ.

Hi vọng qua nội dung chia sẻ liên quan về chủ đề bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi như trên, mẹ đã có cái nhìn khái quát về việc theo dõi thể chất nói chung của trẻ ở giai đoạn này như thế nào. Bên cạnh đó, ngoài việc theo dõi chiều cao, cân nặng, bố mẹ cũng cần quan tâm thêm về sức khỏe, sự phát triển về trí tuệ của con ở giai đoạn trên 5 tuổi, tạo tiền đề cho một sự phát triển vượt trội và toàn diện trong giai đoạn dậy thì của con đang chờ ở phía trước nhé.

Đánh giá bài viết

Leave a Comment

Hotline: 0868108000
Zalo
0868.108.000